Nguyên nhân gây bệnh thương hàn gà và phác đồ điều trị

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn gà và phác đồ điều trị

Bệnh thương hàn gà thường xuất hiện trên tất cả các loại gà con, gà lớn… Đây là một loại bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Sau khi mắc bệnh gà sẽ dẫn tới tiêu chảy phân trắng và suy yếu dần đi và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Tại bài viết này 123b Casino sẽ chia sẻ về nguyên nhân gây ra bệnh này và cách điều trị hiệu quả nhất. 

Nguyên nhân gây hiện tượng gà bị thương hàn

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn gà chủ yếu là do các vi khuẩn, một loại vi khuẩn chính là có tên là Salmonella gallinarum, đây là một loại vi khuẩn có sức đề kháng cao nên có thể tồn tại trong cơ thể gà tới 2 năm. Hầu hết các con gà sẽ nhiễm vi khuẩn và gây ra bệnh thương hàn. 

Nguyên nhân gây hiện tượng thương hàn gà
Nguyên nhân gây hiện tượng thương hàn gà

Một số nguyên nhân khác là do gà con có thể lây bệnh này từ bố mẹ qua môi trường tự nhiên. Nếu phân của gà mắc bệnh mãn tính và thải ra môi trường thì các con gà khác có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. 

Triệu chứng nhận biết bệnh thương hàn ở gà

Bệnh tích thương hàn gà có triệu chứng rất rõ rất, người nuôi có thể quan sát cả ở bằng biểu hiện bên trong và bên ngoài. Cụ thể như sau:

Biểu hiện bên ngoài

Một số hiểu hiện bên ngoài khi gà bị bệnh thương hàn như sau:

  • Đối với thương hàn gà con: Có hiện tượng bị ỉa chảy, phân màu trắng phớt vàng và phân dính xung quanh hậu môn và làm bít kín hậu môn của gà. Bụng gà bị tích nước nên xệ xuống và lòng đỏ không tiêu, da có màu vàng xám, mùi hôi. 
  • Đối với gà Lớn: Gà bị ỉa chảy, khi đi phân có màu vàng, gà mệt mỏi,  bỏ ăn nhiều ngày và chết đột ngột do nhiễm trùng máu và bị viêm ở các cơ quan nội tạng.
  • Đối với gà đẻ: Gà giảm đẻ, vỏ trứng xù xì và trong lòng đỏ trứng có máu.
Triệu chứng nhận biết bệnh thương hàn gà ở ngoài
Triệu chứng nhận biết bệnh thương hàn gà ở ngoài

Biểu hiện bên trong

Ngoài ra, bên trong gà cũng có một số biểu hiện như sau: 

  • Đối với gà con: Gà con sẽ có lòng đỏ không tiêu, chuyển sang màu xanh hoặc vàng xám, có mùi hôi nặng và gà bị hoại tử theo các nốt như đinh ghim.
  • Đối với gà Lớn, gà đẻ: Hầu hết các bộ phận tim, Mề, Phổi, Ruột đều bị hoại tử, đồng thời ruột non có vết lở loét, phôi trứng biến dạng,….

Xem thêm >>

Bệnh thương hàn ở gà có lây lan không?

Gà bị thương hàn có tốc độ lây lan rất nhanh chóng, có hai con đường lây lan chính là lây truyền dọc và lây truyền ngang. Cụ thể như sau:

  • Lây truyền dọc: Với con đường này vi khuẩn sẽ đi từ buồng trứng của gà mẹ xâm nhập vào lỗ huyệt của gà con, đây còn gọi là hình thức lây truyền từ mẹ sang con. 
  • Lây truyền ngang: Nếu gà con nở trong môi trường ấp mà đã mắc bệnh thương hàn gà thì sẽ lan truyền cho những chú gà con, lúc này chú gà này sẽ là vật mang mầm bệnh và ngoài ra có thể lây qua phân của nhau.
Bệnh thương hàn ở gà có lây lan không?
Bệnh thương hàn ở gà có lây lan không?

Phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn gà có tốc độ lây lan nhanh, vì thế khi mới phát hiện mầm bệnh trên gà thì anh em phải chú ý. Đồng thời có cách xử lý lập tức trong vòng từ 3-5 ngày như sau:

Bước 1: Cách ly gà bệnh với những con gà khác và khử trùng tiêu diệt mầm bệnh

Nếu những con gà đang có biểu hiện ốm yếu thì lập tức cách ly ra khỏi đàn gà và theo dõi riêng, tránh lây bệnh cho cả đàn. Vi khuẩn thương hàn ở gà sống rất dai, tuy nhiên lại nhạy cảm với các loại thuốc sát trùng mạnh nên khi gà bị bệnh thì anh em cần khử trùng chuồng trại cả bên trong lẫn ngoài hàng ngày.

Bước 2: Xử lý mầm bệnh và bồi bổ sức khỏe cho Gà trước khi cho uống kháng sinh

Có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt cho gà và bổ sung thêm nước điện giải và thuốc bổ để tăng cường sức khỏe cho gà bằng Vitamin C + Glucose + Vitamin K. Đồng thời, nên giải độc gan thận và bổ sung men tiêu hóa cho gà nếu có thể. 

 Bước 3: Kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt mầm bệnh

Gà sau khi cho uống thuốc khoảng 3-4 tiếng anh em cần bổ sung thêm các thuốc trị thương hàn cho gà như: Florfenicol, Colistin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Halquynol.

Gợi ý cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Như đã nói ở trên, vi khuẩn của bệnh thương hàn gà tồn tại rất lâu, vì thế khi gà đã có dấu hiệu bệnh thì anh em phải xử lý khử trùng một cách cẩn thận. Trước hết nên chú trọng vào việc sát trùng chuồng trại, nên xử lý định kỳ định kỳ 1 lần/tuần nếu không muốn gà mắc bệnh 

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Khi mua giống gà anh em nên cân nhắc và lựa chọn đơn vị uy tín nếu những loại giống có bệnh dưới một tuần tuổi (Bạch lỵ) thì hầu hết là do di truyền từ mẹ sang nên lưu ý không nên mua loại gà này. Tránh mua những con gà ốm yếu hoặc có biểu hiện bất thường. 

Khi nuôi gà cần theo dõi thời tiết để đưa ra phương pháp xử lý nhanh nhất, nếu gặp thời tiết xấu, quá nóng, hoặc quá lạnh, mưa bão ẩm thấp nhiều ngày thì nên tiếp thêm các thuốc tăng sức đề kháng cho gà. Chú ý chuồng trại cần có lớp nền lót mỏng và thay theo định kỳ, không để chuồng ẩm ướt, nếu có dấu hiệu nên lập tức thay ngay. 

Bệnh thương hàn gà là mộ trong những loại mầm bệnh xuất hiện khá nhiều ở các loại gà. Đặc biệt, đây là một loại bệnh lây lan cao nên anh em cần có phương pháp phòng tránh tốt nhất nhé. 

[bvlq_danh_muc]