Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng trị

Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng trị

Anh em nuôi gà đá hiện nay rất lo lắng về loại bệnh tụ huyết trùng ở gà. Đây là một loại bệnh rất dễ mắc và có tỷ lệ tử vong cao, vậy để hiểu rõ hơn về bệnh tụ huyết trùng thì anh em nuôi gà đá hãy theo dõi nga bài viết dưới đây nhé. 123b Casino sẽ hướng dẫn cách điều trị và phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà một cách hiệu quả nhất.

Một số nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một trong những là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và  khá nguy hiểm, xuất hiện nhiều trên gà chọi, gà con. Nguyên nhân bệnh tụ huyết trùng gà là do vi khuẩn gram âm Pasteurella multocida và trong các chuồng trại chăn nuôi loài vi khuẩn này thường tồn tại rất nhiều. 

Một số nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Một số nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà

Ở gà, bệnh tụ huyết trùng thường sẽ phát sinh từ đàn gia cầm và sau đó khoảng 2-3 tuần tuổi trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, nếu qua thời điểm đó mà gà vẫn bị lây lan bệnh trong môi trường nuôi thì cần chú ý bởi độ tuổi này các con gà lây lan rất nhanh trong một đàn.

Đối với vi khuẩn Pasteurella multocida, đây là loài được di lây truyền tự phát hoặc qua đường miệng sau đó xâm nhập vào cơ thể gà thông qua hô hấp để gây ra các vết thương ngoài da, tiêu hóa kém. Vi khuẩn hoàn toàn có thể tồn tại trong không khí và thức ăn của gà. Vì thế, anh em nuôi gà chọi cần chú ý vệ sinh chuồng trại và thức ăn của gà. 

Biểu hiện cho thấy gà bị bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường có những dấu hiệu rõ ràng, anh em nuôi gà đá hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Cụ thể biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng ở gà như: gà sốt cao (42-430C), gà chết đột ngột, bỏ ăn, xù lông, dịch nhầy chảy nhiều từ miệng có bọt và máu. 

Biểu hiện cho thấy gà bị bệnh tụ huyết trùng
Biểu hiện cho thấy gà bị bệnh tụ huyết trùng

Ngoài ra, những con gà bị bệnh huyết trùng sẽ kèm theo tình trạng tiêu chảy lúc, ban đầu phân lỏng, phân có màu trắng, gà đi ngoài khoảng 4,5 lần thì phân chuyển sang xanh lá có dịch nhầy. Bên cạnh đó, còn một số biểu hiện đặc trưng cho từng thể bệnh anh em hãy tham khảo ngay mục dưới đây để hiểu rõ về bệnh tụ huyết trùng.

Xem thêm >>

Những triệu chứng gà mắc phải khi bị bệnh tụ huyết trùng 

Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà sẽ tùy thuộc vào các thể khác nhau như sau:

  • Thể quá cấp tính: Nếu khi gà mắc bệnh ở thể quá cấp tính sẽ dễ dẫn đến tử vong. Vì thế, anh em nuôi gà đá phải thận trọng hết sức, triệu chứng chính của gà là gà sẽ ủ rũ, bỏ ăn và chết sau 1-2h đầu tiên, đối với gà lớn thì chết sau 1 ngày và gà sẽ có biểu hiện nhảy xốc lên, lăn ra và giãy.
  • Thể cấp tính: Thể này ít gặp hơn ở các con gà bệnh tụ huyết trùng, gà sẽ có những triệu chứng trước vài giờ sau khi chết, cụ thể như:  Gà thường chảy nước nhớt từ miệng, sốt cao (42 – 43 độ C), bỏ ăn, xù lông, có bọt và lẫn máu, nhịp thở tăng nhanh và bị tiêu chảy phân trắng hoặc phân xanh. Mào gà bị tím tái do tụ máu, gà thở khó và cuối cùng gà chết do bị ngạt.
  • Thể mãn tính: Đây được hiểu là thời kỳ cuối của bệnh, gà sẽ có những biểu hiện như: chảy nước mũi, bỏ ăn, khó thở, tiêu chảy phân vàng, sưng phù đầu và nhiều con gà có thể bị vẹo cổ. 
Những triệu chứng gà mắc phải khi bị bệnh tụ huyết trùng
Những triệu chứng gà mắc phải khi bị bệnh tụ huyết trùng

Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Hiện nay, để điều trị bệnh huyết trùng này anh em cần hiểu rõ về triệu chứng và chẩn đoán bệnh chính xác. Ngày nay, có một số loại thuốc thường sử dụng để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà như:

  • Sử dụng thuốc MEBI-AMOXTIN AC với liều 1g/1 lít nước uống, dùng liên tục cho gà trong 5 ngày.
  • Sử dụng thuốc TERRA-NEOCINE 2g/1 lít nước uống, dùng liên tục trong 4 – 5 ngày.
  • Ngoài ra cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, chất điện giải và vitamin cho gà để tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị bệnh, các loại vitamin nên cho gà sử dụng đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Hướng dẫn cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là một loại bệnh nguy hiểm và cần phải có những phương pháp phòng tránh hiệu quả. Đặc biệt anh em nuôi gà cần nắm rõ để phòng tránh với đàn gà đá của mình. Cụ thể như sau:

Hướng dẫn cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Hướng dẫn cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
  • Do vi khuẩn gây bệnh là loài rất dễ có sẵn trong môi trường ẩm ướt vì thế khi nuôi nên giữ chuồng nuôi thông thoáng, mật độ nuôi không quá đông tránh gây stress cho gà. 
  • Nếu thời tiết thay đổi đột ngột nên sử dụng 1 trong các sản phẩm kháng sinh TERRA-NEOCINE hoặc NORFLOX 20 hoặc MEBI-FLUMEQUINE 20% để phòng bệnh tốt nhất. Khi phòng bệnh nên dùng từ 3 ngày và không quá 7 ngày. Có thể kết hợp cùng PARA C và MULTI VITAMIN WS.
  • Nếu mua một giống gà khác về, anh em cần cách ly khoảng 15-30 ngày để theo dõi sức khỏe của gà. 
  • Không quên thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng tuần, làm sạch máng ăn, cung cấp thức ăn, nước uống sạch cho đàn gia cầm

Bệnh tụ huyết trùng ở gà xuất hiện rất nhiều trên các loại gà con, gà đá…. Vì thế, anh em nuôi gà đá đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé. Đặc biệt là cần tham khảo cách phòng tránh bệnh tốt nhất cho đàn gà của mình, 

[bvlq_danh_muc]